Cách ngắm linh vật rồng bay chỉ có ở đường hoa Nguyễn Huệ tết năm nay
Ngày 10.1, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty Công ty CP Tập đoàn Việt Phát (chủ đầu tư) bấm nút khởi công dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê cù lao Phố (thuộc P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa).Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết cù lao Phố là vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử người mang gươm đi mở cõi đất Phương Nam; vùng đất giao thoa nhiều nền văn hóa, tôn giáo; cũng từng là nơi có thương cảng sầm uất nhất đất phương Nam hàng trăm năm trước. "Tuy nhiên trong quá trình phát triển, cù Lao Phố đã đánh mất đi vị thế của mình, trở thành vùng đất ngủ quên giữa lòng đô thị Biên Hòa. Việc dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê được khởi động và dự kiến đi vào hoạt động vào 2027 sẽ đánh thức cù lao Phố, đưa vùng đất này phát triển xứng với tiềm năng vốn có ", ông Võ Tấn Đức nhấn mạnh.Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê có quy mô là 11,66 ha, tổng diện tích sàn xây dựng lên đến 24,5ha, tổng vốn đầu 6.111 tỉ đồng, dự kiến đón khoảng 10 triệu lượt khách tham quan mua sắm/năm.Cù lao Phố có diện tích gần 700 ha, được bao bọc bởi 2 nhánh của sông Đồng Nai. Cù lao Phố trước đây từng là thương cảng sầm uất của khu vực Đàng Trong (vùng lãnh thổ Đại Việt do chúa Nguyễn kiểm soát, xác định từ sông Gianh, Quảng Bình trở vào Nam). Hiện đây được xem vùng đất có vị trí địa lý thuận lợi để Đồng Nai phát triển thương mại và dịch vụ.Bạc Liêu: Đăng tin thất thiệt 'không cho ngư dân đi biển', bị phạt 5 triệu đồng
Chị Đỗ Thị Huỳnh Hương (32 tuổi) phản ánh mới đây công ty đang làm việc (công ty TNHH MTV ở Q.5, TP.HCM), tổ chức tiệc cuối năm nhưng không đem lại nhiều niềm vui cho nhân viên. Lý do, theo chị Hương, vì phải tham gia trò chơi phản cảm, mang yếu tố dung tục. Cụ thể, mỗi cặp đôi nam nữ lập đội. Thành viên nữ đeo hai quả bong bóng phía trước ngực. Thành viên nam ngậm thanh nhựa nhọn với yêu cầu phải làm bể hai quả bong bóng. Đội nào hoàn thành xong thử thách làm bể cả hai quả bong bóng trong thời gian ngắn nhất sẽ chiến thắng."Tưởng là trò này vui nhưng thực tế làm nhiều người tham gia cảm thấy buồn. Với riêng tôi, thấy phản cảm và thô bỉ. Bởi khi thực hiện động tác của trò chơi, mặt của thành viên nam có thể đụng vào vòng 1 của thành viên nữ. Và thực tế trường hợp đó đã xảy ra", chị Hương kể và cho biết thêm: "Hầu như ai cũng phải tham gia vì đây là quy định "bất thành văn", không được xa rời những trò chơi đồng đội".Trên ứng dụng Threads, một thành viên cũng chia sẻ chuyện công ty (ở Q.Tân Phú, TP.HCM) vừa tổ chức liên hoan cuối năm vào ngày 10.1. MC của chương trình đã hướng dẫn và yêu cầu chơi trò ăn xúc xích. Người chơi phải buộc một đầu sợi dây vào xúc xích, đầu dây còn lại buộc trên người. Thử thách đặt ra là phải lắc lư thân người, xoay hông… sao cho có thể ngậm và ăn được xúc xích. "Mình thấy rất kỳ. Nhiều người khác cũng ái ngại với trò chơi này, đặc biệt là các bạn nữ. Nhưng phải hòa đồng vào tập thể nên chẳng thể từ chối tham gia", thành viên này nói.Cũng theo phản ánh từ thành viên trên Threads, trò chơi "ăn xúc xích" này còn có một biến thể khác nhưng chơi đồng đội, và đã xuất hiện ở một số bữa tiệc cuối năm. Cụ thể, hai đầu dây được buộc vào xúc xích và eo của thành viên nam. Người này phải nhảy theo nhạc. Nhiệm vụ của thành viên nữ là phải cúi thấp người để có thể ăn xúc xích. "Hành động này quá nhạy cảm", "Thật sự ngán ngẩm. Không thể chấp nhận những trò chơi dung tục như thế"… là những chỉ trích của dân mạng.Cách đây không lâu, một nam ca sĩ tổ chức họp fan (người hâm mộ) vào dịp cuối năm. Trò chơi "lắc hông ăn xúc xích" đã xuất hiện trong cuộc gặp này. Sau đó bị nhiều người lên án.Cũng tại những bữa tiệc cuối năm mà các công ty tổ chức để tri ân người lao động sau một năm làm việc, có những thử thách đọc không vấp, không sai câu nói của MC. Tuy nhiên, cái kết là nhiều người bị… quê, đỏ mặt rời sân khấu.Anh Nguyễn Mạnh Kiên (36 tuổi), làm việc tại một công ty lĩnh vực môi trường ở TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho biết ngày 15.1 vừa qua có tham gia liên hoan cuối năm. Trong bữa tiệc này, 10 người chơi tham gia thử thách đọc câu "một cây sụ đọt, hai cây đọt sụ, ba cây sụ đọt, bốn cây đọt sụ… bảy cây sụ đọt". "Chẳng một ai có thể đọc mà không bị líu lưỡi, nói lái, đọc lộn và rơi vào tình huống bẽ mặt với đồng nghiệp", anh Kiên kể.Trên TikTok, có rất nhiều video của người dùng phản ánh việc trò chơi đọc theo câu nói của MC ngày càng phổ biến. Điều đáng nói là những câu nói ấy có những cụm từ mà khi nói lái lại mang ý nghĩa dung tục.Từng là người trong cuộc, Huỳnh Thị Diệu Hoa (26 tuổi), kế toán một công ty điện lạnh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM), kể: "Khi đọc nhầm lẫn một cụm từ thành từ lóng thường ám chỉ hành động quan hệ nam nữ, hàng chục đồng nghiệp ở phía dưới cũng như MC cười to. Khoảnh khắc ấy mình chỉ muốn độn thổ".Lê Thành Tân, nghiên cứu sinh tâm lý, Trường ĐH Newcastle (Úc), cho biết qua mạng xã hội, có nhiều video ghi lại hình ảnh những bữa tiệc cuối năm mà các trò chơi xuất hiện khá nhạy cảm, mang tính gợi dục. "Nhân viên các công ty có quyền từ chối nếu cảm thấy trò chơi không đem lại cảm giác thoải mái, tích cực. Một người không thể thay đổi quyết định của ban tổ chức, nhưng nhiều người đồng loạt lên tiếng phản ánh thì ban tổ chức sẽ thay đổi. Phải mạnh dạn từ chối chứ không thể cổ xúy những trò chơi dung tục. Tham gia tiệc cuối năm là để vui vẻ chứ không phải mang sự bực tức vào người", anh Tân chia sẻ và nói thêm: "Các công ty cũng nên lưu ý vấn đề này, để nhân viên không phải bất bình khi buộc phải tham gia các trò chơi vi phạm thuần phong mỹ tục".Theo MC Huỳnh Quang (28 tuổi), ở TP.Hải Phòng: "Trước đây tôi cũng hay khuấy động không khí trong những bữa tiệc liên hoan bằng thử thách nói nhanh không vấp. Tuy nhiên sau đó bị phản ứng và tôi không tiếp tục đưa ra thử thách này. Quả thật, khi đọc nhầm lẫn một cụm từ thành ý nghĩa khác trên sân khấu thì có thể khiến người chơi ngại ngùng suốt thời gian dài"."Thiết nghĩ, có nhiều trò chơi lành mạnh, độc lạ và trí tuệ hơn, vẫn có thể tạo ra không khí vui tươi, thì không nên tổ chức những trò chơi mang tính lố bịch, thô bỉ", MC Huỳnh Quang nói.
Sao bóng chuyền Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy xuất ngoại thi đấu ở Thổ Nhĩ Kỳ
Sau đó, các bác sĩ sẽ quyết định xem tinh trùng có thực sự hiện diện hay không và liệu nó có khả thi để thụ tinh hay không. Kết quả cũng cho thấy thuật toán này chính xác hơn cả bác sĩ dày dạn kinh nghiệm.
Đây được xem là điểm nổi bật của Thông tư 29. Quy định này sẽ góp phần quan trọng lấy lại hình ảnh cho người thầy trong trường học. Thầy dạy thêm vì trách nhiệm và nghĩa vụ, vì sự quan tâm tới học sinh chứ không phải vì tiền. Dạy miễn phí nghĩa là không phải "tiền trao cháo múc''. Đã một thời (thời bao cấp gian khổ) giáo viên là những người thầy miễn phí như thế. Khi học sinh cần hỗ trợ học tập và ôn thi ngay tại trường, giáo viên sẽ tổ chức dạy thêm cho các em mà không lấy nhận tiền từ học sinh. Vì thế, đây là một quy định mang tính nhân văn, trả lại hình ảnh đẹp đẽ của người thầy trong mắt học sinh.Thông tư 29 cũng đồng thời cấm giáo viên dạy trước chương trình khi tổ chức dạy thêm. Ai cũng biết việc dạy trước chương trình sẽ mang lại hậu quả rất xấu cho học sinh và trường học. Nó làm mất đi ý nghĩa và mục đích tích cực của việc dạy thêm học thêm. Học sinh đã học trước chương trình trong các buổi học thêm thì khi lên lớp còn biết làm gì nữa ngoài việc mất tập trung và ngồi chơi, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của cả lớp.Thông tư cũng quy định rất rõ việc dạy thêm ngoài nhà trường là được phép nhưng giáo viên phải báo cáo chi tiết với hiệu trưởng và chỉ được dạy học sinh không thuộc lớp chính khóa của mình. Điều này trước đây đã được phụ huynh và học sinh đề cập rất nhiều nhưng nay mới được một thông tư của Bộ GD-ĐT quy định rõ. Quy định này sẽ tránh được sự ép buộc không đáng có của giáo viên với học sinh các lớp mà họ đang dạy. Học sinh đi học thêm là vì nhu cầu của học sinh chứ không phải vì nhu cầu của giáo viên đang dạy lớp các em.Một điểm mới của Thông tư 29 là nội dung quy định các trung tâm dạy thêm buộc phải hoạt động theo luật doanh nghiệp, tuân thủ quy định báo cáo và đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Điều này chỉ rõ các trung tâm dạy thêm thực chất là một sự kinh doanh vì lợi nhuận. Đã kinh doanh thì phải đóng thuế như một doanh nghiệp. Đó chính là sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân. Nội dung này là điểm mới tích cực cho Thông tư 29.Điều cuối cùng, Thông tư 29 được ban hành sau khi bảng lương giáo viên các trường công lập từ mầm non đến đại học vừa được chính phủ điều chỉnh tăng lên và sinh viên theo học ngành sư phạm đã được miễn học phí. Đây thực sự là một chính sách mang tính tích cực toàn diện và triệt để của ngành giáo dục trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên gắn liền với những quy định mới của hoạt động dạy thêm. Giáo viên dạy thêm không chỉ vì đời sống khó khăn mà vì đó là nhu cầu của học sinh. Quy định mới của Thông tư 29 thực tế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa giáo viên với nhau trong hoạt động dạy thêm. Những giáo viên dạy giỏi, có chuyên môn tốt vẫn sẽ thu hút được học sinh từ các trường khác, lớp khác. Sẽ không còn tình trạng giáo viên ép buộc học sinh chính khóa của mình đi học thêm. Đây là cơ hội để đội ngũ giáo viên phổ thông nâng cao nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy.Sự ủng hộ tích cực từ phụ huynh và học cho thấy quy định của Thông tư 29 đã đáp ứng đúng nguyện vọng của xã hội. Bộ GD-ĐT đã tránh được thói quen "cái gì không quản được thì cấm". Việc Bộ GD-ĐT cấm dạy thêm có thu phí với học sinh chính khóa trong trường công lập sẽ giúp xóa bỏ câu "Tiên học lễ hậu học thêm", tránh tình trạng học sinh từ cấp tiểu học đã có suy nghĩ tiêu cực về giáo viên.
Trần Quyết Chiến 'thoát hiểm' ngoạn mục tại giải vô địch billiards carom Cúp quốc gia
Ông Tài cho hay hoạt động chăm sóc cây xanh rất tốt cho sức khỏe, giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn. "Tôi luôn ước mong có một khu vườn bên cạnh nhà, sáng sớm thưởng thức ly trà, ngắm nhìn hoa giấy bung nở. Chiều đến, tôi chăm sóc, tưới hoa giấy… như thế đã mãn nguyện rồi. Với tôi, vườn hoa giấy này cũng như người thân của mình, cây nào héo úa cũng rất buồn", ông Tài nói thêm.